CÁCH VƯỢT QUA CHÁN NẢN, LẤY LẠI ĐỘNG LỰC HỌC TẬP

5-cach-lay-lai-dong-luc-hoc-tap

Động lực học tập là yếu tố thôi thúc học sinh thành công trên hành trình học tập của mình. Tuy nhiên, đôi khi học sinh có thể mất đi hứng thú và động lực để tiếp tục học tập. Đặc biệt sau các kỳ nghỉ dài, các em thường rơi vào trạng thái chán nản khi bắt tay học bài. Vậy có phương pháp cụ thể nào giúp bạn khơi lại hứng thú và động lực học tập không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 5 cách hiệu quả để lấy lại động lực học tập cho học sinh.

 

1. Thiết lập mục tiêu rõ ràng

Học sinh cần biết mình đang học để đạt được mục tiêu gì. Mục tiêu có thể là đạt điểm cao trong một bài kiểm tra, hoàn thành một bài toán nâng cao hay cải thiện kỹ năng tính toán cẩn thận. Khi biết mục tiêu của mình, học sinh sẽ có động lực và tập trung hơn trong quá trình học tập.

 

2. Tạo môi trường học tập tích cực

Môi trường học tập bao gồm cả ở nhà và tại lớp học. Một góc học tập gọn gàng sẽ tạo động lực và dễ khơi dậy hứng thú để bạn bắt tay vào học ngay. Chúng ta sẽ rất buồn chán và mất tập trung nếu bàn học bừa bộn, vì vậy chúng ta nên bắt đầu học khi mọi thứ ngăn nắp.

Môi trường học tại lớp ưu tiên khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động xây dựng bài học. Các em được trao đổi ý kiến, thảo luận với giáo viên, bạn bè. Đồng thời, sử dụng phương pháp và tài liệu học phù hợp để tạo sự hứng thú và tăng cường hiệu quả học tập.

hoc-sinh-tuhoc123-he-thong-hoa-kien-thuc-bang-so-do-tu-duy

3. Tạo sự kết nối giữa học tập và lợi ích cá nhân

Học sinh thường cảm thấy động lực hơn khi họ nhận thấy rằng việc học tập có liên quan đến lợi ích cá nhân của mình. Hãy giúp học sinh thấy rằng những kiến thức và kỹ năng họ học được sẽ giúp họ thành công trong tương lai, mở ra cơ hội và mang lại lợi ích cho cuộc sống cá nhân của họ. Khi họ nhận thức được giá trị của việc học, động lực của họ sẽ được kích thích.

 

Hãy nghĩ đến những phần thưởng mà bạn sẽ nhận được trong quá trình học tập và rèn luyện. Có thể kể đến như:

  • Được học bổng khuyến khích, được thầy cô, gia đình, bạn bè khen ngợi, động viên
  • Rèn luyện trí não, phát triển tư duy trở nên logic và nhạy bén hơn để xử lý các công việc khác nhau trong cuộc sống chứ không chỉ học tập.
  • Có kiến thức về một lĩnh vực nhất định, đạt kết quả tốt trong học tập và thi cử.

4. Khám phá sở thích và đam mê cá nhân

Bằng cách kết hợp sở thích và đam mê cá nhân vào quá trình học tập, học sinh sẽ có động lực cao hơn và tìm thấy niềm vui trong quá trình học.

Ví dụ, học sinh yêu thích tìm hiểu về các nhân vật nổi tiếng, các em có thể đọc và tìm hiểu về các nhà toán học nổi tiếng. Đây là quá trình giúp nuôi dưỡng đam mê Toán học trong các em.

5. Hạn chế những thứ cản trở việc học

Bạn rất dễ bị mất tập trung do các yếu tố như học bài, lướt facebook, xem video trên youtube, tán gẫu với bạn bè hay bị rủ đi chơi chẳng hạn. Những yếu tố này rất khó loại bỏ theo ý muốn. Một cách áp dụng khá hiệu quả là bạn nên lập cho mình một thời gian biểu, trong thời gian đó bạn ưu tiên tối đa cho việc học và loại bỏ những phiền nhiễu ra khỏi tâm trí. Để tránh có nhiều suy nghĩ tiêu cực, bạn nên nhìn vào kết quả mà mình đạt được trong quá trình học tập, kết quả này có thể không lớn nhưng nó có thể giúp bạn thay đổi thái độ cũng như cách suy nghĩ của mình trong học tập.

 

Tuhoc123.vn đã đưa ra 5 gợi ý về cách giúp học sinh lấy lại động lực học tập. Tuy nhiên, để duy trì động lực học tập lâu dài, học sinh hãy xác định mục tiêu dài hạn, tìm hiểu về chủ đề học một cách sâu sắc, thường xuyên tự thưởng cho bản thân khi đạt được thành công nhỏ và luôn duy trì tinh thần tích cực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *