Mong muốn con có kiến thức tốt, có thành tích cao trong học tập là điều nhiều cha mẹ hướng tới. Tuy nhiên khi đặt kỳ vọng quá cao hoặc do áp lực xã hội khiến cha mẹ gián tiếp khiến con mất đi động lực học tập tự nhiên. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra giải pháp giúp cha mẹ tạo động lực học tập cho con hiệu quả.
1. Sự kỳ vọng của cha mẹ có đang quá cao?
Chúng ta thường nghe nói “áp lực tạo kim cương”. Nhưng với con trẻ là những người nhạy cảm, đang trong giai đoạn hình thành tính cách, áp lực nào sẽ hiệu quả với trẻ?
Thực tế, rất nhiều phụ huynh có tâm lý muốn con mình biết nhiều, biết sớm để không thua kém bạn bè. Không hiếm để gặp các học sinh có lịch học thêm dày đặc, phải ăn uống vội vàng, hối hả đến lớp học, không có thời gian nghỉ ngơi. Các con thường trong trạng thái ủ rũ, mệt mỏi, học tập kém hiệu quả. Đây sẽ là việc cha mẹ áp đặt con làm những việc chỉ đáp ứng nhu cầu của cha mẹ.
2. Phương pháp của cha mẹ giúp con có động lực tự cố gắng học tập
Khi cha mẹ truyền những điều tốt nhất cho con, hỗ trợ và động viên sẽ tạo động lực để con học tập và làm việc tốt hơn. Cha mẹ hãy bắt đầu áp dụng 5 cách đơn giản dưới đây để tạo động lực học tập cho con.
2.1. Không tạo áp lực điểm số
Điểm số quan trọng nhưng không phải là tất cả. Không phải ai học giỏi, điểm cao khi đi học đều thành đạt và không phải bị vài ba điểm kém sẽ là người thất bại. Điều quan trọng để thành công là trang bị cho mình những phẩm chất: kỷ luật, kiên trì, sáng tạo, cầu thị…
Ánh mắt thất vọng, tiếng thở dài hay câu nói so sánh của bố mẹ đều sẽ tạo ra áp lực vô hình khiến con mất đi hứng thú học tập hoặc ngày càng trở nên tự ti, khép kín.
Trước một bài kiểm tra không như kỳ vọng, phụ huynh hãy cố gắng tìm ra điểm tích cực, ôm con vào lòng, động viên để tại thêm động lực cho con cố gắng hơn trong thời gian tới.
2.2. Khẳng định những điểm tích cực của con
Cha mẹ cần nhìn nhận và đánh giá những điểm mạnh của con trong cả quá trình. Khi con đạt được những tiến bộ nhỏ trong cha mẹ hãy nhận ra và khẳng định sự tiến bộ đó. Liên tục nói với con những câu truyền động lực như: “Con đã làm tốt rồi”, “Con đã cố gắng hơn hôm qua rồi”, “Con đã tập trung và kiên trì hơn rồi” sẽ giúp truyền cảm hứng cho con học tập và thách thức chính mình.
2.3. Quan tâm cảm xúc và suy nghĩ của con
Trước khi là một bậc phụ huynh, phụ huynh hãy là một người bạn tâm lý với con cái. Quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của con, thử đặt mình vào vị trí của bé, tôn trọng ý kiến… là những cách cha mẹ dần gầy dựng lòng tin tưởng ở con.
Phụ huynh hãy khiến con tin tưởng rằng bạn sẽ luôn đứng bên và giúp đỡ con, dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra. Điều này sẽ giúp con trở nên tự tin hơn, phát triển vượt trội, tạo động lực cho con trong học tập và trong các hoạt động khác.
2.4. Hỗ trợ con trong việc học nếu cần thiết
Khi đã là bạn cùng con, các con sẽ dễ dàng chia sẻ với cha mẹ những khó khăn trong học tập. Lúc này, cha mẹ hãy ở cạnh con, cho những lời khuyên và hướng dẫn con những cách làm tốt hơn, sáng tạo hơn cho bài học. Niềm vui khi được cùng học với bố mẹ sẽ giúp con cảm nhận sự kết nối. Con sẽ có thêm sức mạnh để phấn đấu chinh phục mục tiêu.
2.5. Tìm kiếm môi trường giáo dục phù hợp cho con
Cha mẹ hãy chọn môi trường học tập mà ở đó con bạn có thể được tôn trọng và tạo điều kiện để sáng tạo, kích thích khả năng tự học hỏi và nuôi dưỡng niềm yêu thích học tập.
Thay vì áp lực khiến cả bố mẹ và con cái đều mệt mỏi, bố mẹ hãy cho con động lực cần thiết và một tinh thần tích cực. Nhờ vậy, con sẽ luôn hào hứng, yêu thích việc học, dễ dàng thành công hơn.
Tự học 123.vn với kinh nghiệm cùng học sinh học tập chủ động luôn sẵn sàng đồng hành cùng các con học sinh xây dựng phương pháp tự học hiệu quả, có năng lực, phẩm chất để thành công trong tương lai. Cha mẹ hãy tham khảo thông tin lớp bồi dưỡng Toán tại đây.