Cách đơn giản giúp con kiểm soát cảm xúc khó chịu

cach-giup-con-kiem-soat-cam-xuc-tieu-cuc-tuhoc123.vn

Đang trong giai đoạn hình thành tính cách, các con có nhiều sự biến đổi về hành vi, suy nghĩ và cảm xúc. Ngoài những cảm xúc tích cực, các con cũng gặp phải những cảm xúc khó chịu mà chưa biết cách xử lý. Vậy cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ con? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cha mẹ 7 cách giúp con kiểm soát cảm xúc khó chịu.

1. Tầm quan trọng của việc dạy con kiểm soát cảm xúc

Là cha mẹ, chắc hẳn cha mẹ cũng đã từng thấy con gặp những cảm xúc tiêu cực. Có thể kể đến như:

+ Con không dám nói cho người lớn cảm xúc khó chịu của mình nhưng lại bùng nổ trong một thời điểm

+ Con dễ nổi cáu mà mẹ chẳng biết vì sao

+ Con tức giận khi có việc không vừa ý

Việc các con chưa biết cách vượt qua các cảm xúc khó chịu là việc bình thường. Bản thân người lớn cũng có nhiều khi dễ nóng giận, bỏ cuộc… Việc kiểm soát cảm xúc là kỹ năng mà cả người lớn và các con cần rèn luyện. Nhờ có kỹ năng này mà các con có khả năng làm dịu bản thân khi buồn bã và điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực ấy mà không cần bộc phát ra ngoài.

chao-mung-ngay-nha-giao-viet-nam

Khi biết kiểm soát cảm xúc con sẽ tự tin và dễ thành công hơn

2. Giải pháp cha mẹ giúp con kiểm soát cảm xúc

2.1. Luôn lắng nghe cảm xúc của con

Khi con gặp vấn đề tiêu cực, cha mẹ hãy đánh giá đúng mức cảm xúc của con. Cha mẹ không nên coi thường cảm xúc của con. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con cảm thấy an toàn và tự do để nói về những gì đang xảy ra trong tâm trí và trái tim của mình. Hãy lắng nghe một cách chân thành và không đánh giá hay phê phán. Lúc này con sẽ thấy có điểm tựa sẵn sàng chia sẻ với cha mẹ những suy nghĩ của mình.

2.2. Thiết lập thỏa thuận trong gia đình 

Cha mẹ và con hãy thống nhất với nhau một số quy tắc ứng xử. Đây là nền tảng giúp con có thói quen hiểu và có cách ứng xử phù hợp. Một số thỏa thuận cha mẹ hãy bắt đầu chia sẻ và thống nhất với con như: không được nói tục, không được ném đồ chơi, không được vứt đồ ăn, không được đánh nhau,… Thỏa thuận này cũng đi kèm biện pháp xử lý nếu vi phạm như: dọn nhà, gấp quần áo, bớt thời gian xem tivi,…

 

2.3. Gọi tên được cảm xúc của mình

Ngay từ khi tập nói, một đứa trẻ đã có những phản ứng như la hét, ném đồ đạc… để thể hiện cảm xúc buồn bã hoặc tức giận, chán nản của mình. Bằng việc dạy con tên của các cảm xúc như vui, buồn, giận, sợ hãi và giải thích sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi sẽ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động của mình. Bố mẹ hãy động viên để kiềm chế cơn nóng giận của con bằng các câu nói tích cực như: Bố/mẹ đang thấy con có vẻ buồn. Con có thể kể cho bố/mẹ nghe đã có chuyện gì xảy ra không?

cung-con-kiem-soat-cam-xuc-kho-chiu-toanvn

Gọi tên cảm xúc là bước định hướng con xây dựng cảm xúc tích cực

2.4. Dạy con cách giải quyết tình huống

Khi đã gọi tên được cảm xúc tiêu cực, cha mẹ hãy gợi ý con những cách kiềm chế cảm xúc đó. Các giải pháp này cần phù hợp với khả năng của từng bé.

Ví dụ như: khi con gặp một bài toán khó và có xu hướng cáu gắt, bỏ cuộc thì bạn hãy khuyến khích trẻ bình tĩnh, giải lao 1 chút, ăn 1 ít đồ ăn vặt, uống 1 cốc nước, hít thở thật sâu và đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào khả thi nhất.

Cha mẹ hãy dạy con một vài cụm từ tích cực đơn giản, dễ nhớ để con có thể tự động viên bản thân. Ví dụ như: “Con có thể bình tĩnh lại”, “Con sẽ làm tốt hơn”, “Mọi chuyện sẽ có cách giải quyết”…Bố mẹ có thể giúp con thực hành bằng cách đặt con vào 1 tình huống cụ thể để con tự nói ra cách giải quyết và thực hiện các câu nói ấy nhé.

cha-me-dong-hanh-cung-con-kiem-soat-cam-xuc-toanvn

Cha mẹ cùng con nuôi dưỡng cảm xúc tích cực hằng ngày

2.5. Khen thưởng con khi con biết kiểm soát cảm xúc của mình

Khi trẻ biết kiểm soát được hành vi và cơn tức giận của mình, hãy đưa ra những phần thưởng khuyến khích hoặc những lời khen, động viên con. Khen ngợi con sẽ giúp bé có động lực để thay đổi hình ảnh bản thân thành người có khả năng xử lý cảm xúc.

 

2.6. Cùng con đọc sách, xem phim 

Cùng con đọc sách, báo hay cùng xem những bộ phim vui vẻ không chỉ là cách giải trí mà còn giúp các con giảm bớt cảm xúc tiêu cực của bản thân.

 

2.7. Làm gương tốt cho con

Có lẽ việc làm gương chính là cách hữu hiệu cho mọi phương pháp giáo dục. Khi bố mẹ dạy con cách kiểm soát cảm xúc thì chính bố mẹ cũng cần thực hiện kỹ năng ấy trong quá trình dạy con.

 

Việc giúp con kiểm soát cảm xúc khó chịu là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự hỗ trợ từ phía cha mẹ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bố mẹ đang muốn rèn luyện cho con kỹ năng vượt qua những cảm xúc tiêu cực một cách dễ dàng hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *